Loading...

học viện tài chính

Học phí Học viện Tài chính các năm gần đây

Học viện Tài chính đã công bố mức học phí áp dụng cho năm học 2023-2024 cho sinh viên khoá K61 (tức là những sinh viên tuyển sinh trong năm 2023). Theo thông báo, mức học phí cho kỳ học 1 của chương trình chuẩn là 8.550.000 đồng. Đối với hệ chất lượng cao, mức học phí là 20.400.000 đồng mỗi sinh viên mỗi kỳ học.

hoc vien tc

 

Tổng quan

  • Tên trường: Học viện Tài chính
  • Tên trường tiếng Anh: Academy of Finance (AOF)
  • Địa chỉ :

+ Trụ sở chính – Cơ sở đào tạo: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng,quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 69 đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 19 ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 179 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

  • Mã tuyển sinh: FBU
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@hocvientaichinh.com.vn

Học phí Học viện Tài chính năm 2023 – 2024

Theo đề án tuyển sinh học phí dự kiến năm học 2023-2024 của Học viện Tài chính như sau:

  • Chương trình chuẩn: Từ 22 – 24 triệu đồng/sinh viên/năm học.
  • Chương trình chất lượng cao: Từ 48 – 50 triệu đồng/sinh viên/năm học.
  • Diện tuyển sinh theo đặt hàng: Từ 42 – 44 triệu đồng/sinh viên/năm học.
    Từ những năm học sau học phí có thể thay đổi, nếu tăng thì không quá 10%
    so với năm học trước.

Học phí Học viện Tài chính năm 2022 – 2023

Theo đề án tuyển sinh 2022, học phí Học viện Tài chính dự kiến năm học 2022-2023 như sau:

  • Chương trình chuẩn là 20.000.000đ/sinh viên/năm.
  • Chương trình chất lượng cao là 47.500.000đ/sinh viên/năm.
  • Diện tuyển sinh theo đặt hàng, bộ đội gửi học là 42.000.000đ/sinh viên/năm.

Học phí Học viện Tài chính năm 2021 – 2022

- Học phí hệ quốc tế

Học phí hệ quốc tế học viện tài chính như sau:

  • Chương trình xét tuyển học sinh các nước: Theo quy định của Học viện đối với sinh viên nước ngoài diện tự túc kinh phí.
  • Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng đại học giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí không thay đổi trong suốt 4 năm học như sau:
    • Học 4 năm trong nước là: 70.000.000 đ/sinh viên/năm (280.000.000 đ/sinh viên/khóa học).
    • Học 3 năm trong nước + 1 năm tại Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) là: 70.000.000 đ/sinh viên/năm (cho 3 năm học trong nước); 470.000.000 đ/sinh viên/năm (cho 1 năm học tại Trường Đại học Greenwich); tổng cộng là: 680.000.000 đ/sinh viên/khóa học.
  • Chương trình liên kết đào tạo Đại học Toulon cấp bằng học trong 3 năm: Chuyên ngành Bảo hiểm – Ngân hàng – Tài chính là 156.000.000 đ (mức học phí bình quân: 52.000.000 đ/sinh viên/năm); Chuyên ngành Kế toán – Kiểm soát – Kiểm toán là 168.000.000 đ (mức học phí 2 năm đầu là 52.000.000 đ/sinh viên/năm, riêng năm cuối là 64.000.000 đ).

- Học phí chất lượng cao học viện Tài chính

Học phí khoa chất lượng cao học viện tài chính là 45.000.000 đ/sinh viên/năm học (180.000.000 đ/sinh viên/khóa học).

- Chương trình chuẩn

Học phí Chương trình chuẩn sẽ từ:

  • Dự kiến học viện tài chính học phí năm 2021 là 15.000.000 đ/sinh viên/năm học (60.000.000 đ/sinh viên/khóa học); từ năm học 2022 – 2023 học phí sẽ được điều chỉnh theo quy định hiện hành của Nhà nước nhưng không vượt quá 10%/1 năm học).
  •  Diện tuyển sinh theo đặt hàng, bộ đội gửi học là 40.000.000 đ/sinh viên/năm học (160.000.000 đ/sinh viên/khóa học).

Chính sách hỗ trợ học phí

– Chính sách ưu tiên tuyển sinh theo quy định của Bộ GDĐT.
– Học viện cấp 04 suất học bổng, mỗi suất trị giá 150 triệu đồng/khóa học cho thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia, hoặc thí sinh đạt 29,0 điểm thi tốt nghiệp THPT trở lên (không tính điểm ưu tiên) xét duyệt từ cao xuống thấp; học bổng này tính cho từng học kỳ và được duy trì trong các học kỳ tiếp theo nếu kết quả học tập xếp loại Giỏi trở lên.

1. Đối tượng được vay vốn:
a) Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
b) Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo
c) Sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian học có xác nhận của UBND xã (phường) nơi cư trú.
2. Đối tượng thuộc diện miễn học phí:
a) Sinh viên là người có công, hoặc thân nhân của người có công với cách mạng.
b) Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo.
c) Sinh viên (từ 16 đến 22 tuổi ) thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.
d) Sinh viên hệ cử tuyển.
e) Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo;
f) Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
3. Đối tượng được giảm 70% học phí:
Sinh viên là người dân tộc thiểu số ( không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
4. Đối tượng được giảm 50% học phí:
Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
5. Đối tượng thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập:
Sinh viên Đại học hệ chính quy là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hoặc hộ cận nghèo (Nếu sinh viên đề nghị hỗ trợ chi phí học tập thì không đề nghị miễn giảm học phí).

Quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Học viện Tài chính

A. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp
Theo số liệu khảo sát năm 2017, sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm là trên 97,72%.

Theo số liệu khảo sát năm 2018, sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm là trên 98,36%.
B. Cơ hội thăng tiến
Sinh viên tốt nghiệp Học viện Tài chính có nhiều cơ hội nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến.
C. Cơ hội mở rộng học tập sau khi trúng tuyển
– Sinh viên có cơ hội học cùng lúc 2 ngành học khác nhau để sau 4 năm có 2 bằng đại học
chính quy.
– Sau khi trúng tuyển, sinh viên có thể theo học chương trình chất lượng cao và có cơ hội
nhận được 3 văn bằng trong một chương trình: Học viện Tài chính, đại học Oxford
Brookes, chứng chỉ nghề nghiệp ACCA.
– Đạt được chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế.
– Nhiều cơ hội lựa chọn các ngành học Thạc sỹ, Tiến sỹ trong nước và quốc tế.
– Tiết kiệm thời gian học.
– Cơ hội du học tiết kiệm khi tham gia chương trình liên lết đào tạo mỗi bên cấp một bằng
cử nhân (DDP).

Xem thêm Thông tin tuyển sinhĐiểm chuẩn tại đây.

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2023 có cao không?

Trong năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn để nhập học vào Học viện Tài chính biến động từ 34,01 đến 35,51 trên thang điểm 40 (tiếng Anh được nhân với hệ số 2), và từ 25,8 đến 26,17 trên thang điểm 30.

hoc vien tai chinh

 

Giới thiệu

  • Tên trường: Học viện Tài chính
  • Tên trường tiếng Anh: Academy of Finance (AOF)
  • Địa chỉ :

+ Trụ sở chính – Cơ sở đào tạo: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng,quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 69 đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 19 ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 179 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

  • Mã tuyển sinh: FBU
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@hocvientaichinh.com.vn

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2023

STT Chuyên ngành Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý 7340405 A00, A01, D01, D07 25.94 Tốt nghiệp THPT
2 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402013 A00, A01, D01, D07 25.8 Tốt nghiệp THPT; Tài chính – Ngân hàng 3
3 Kế toán Kế toán 7340301 A00, A01, D01, D07 26.15 Tốt nghiệp THPT
4 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402011 A00, A01, D01, D07 25.94 Tốt nghiệp THPT; Tài chính – Ngân hàng 1
5 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402012 A00, A01, D01, D07 26.04 Tốt nghiệp THPT; Tài chính – Ngân hàng 2
6 Ngôn Ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 A01, D01, D07 34.4 Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2
7 Hải quan & Logistics 7340201C06 A01, D01, D07 35.51 Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2
8 Phân tích tài chính 7340201C09 A01, D01, D07 34.6 Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2
9 Tài chính doanh nghiệp 7340201C11 A01, D01, D07 34.25 Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2
10 Kế toán doanh nghiệp 7340301C21 A01, D01, D07 34.1 Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2
11 Kiểm toán 7340301C22 A01, D01, D07 34.75 Tốt nghiệp THPT; Tiếng Anh x2
12 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D07 26.17 Tốt nghiệp THPT
13 Kinh tế Kinh tế 7220201 A01, D01, D07 25.85 Tốt nghiệp THPT

Điểm chuẩn Học viện Tài chính năm 2022

STT Chuyên ngành Tên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý 7340405 DGNLQGHN 20.2
2 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402013 DGNLQGHN 20.2 TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 3
3 Kế toán Kế toán 7340301D DGNLQGHN 20.2
4 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402011 DGNLQGHN 20.2 TÀI CHÌNH NGÂN HÀNG 1
5 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402012 DGNLQGHN 20.2 TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 2
6 Ngôn Ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 DGNLQGHN 20.6
7 Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý 7340405 A00, A01, D01, D07 25.9 TN THPT
8 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402013 A00, A01, D01, D07 25.45 TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 3 TN THPT
9 Kế toán Kế toán 7340301 A00, A01, D01, D07 26.2 TN THPT
10 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402011 A00, A01, D01, D07 25.8 TN THPT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 1
11 Tài chính – Ngân hàng Tài chính – Ngân hàng 73402012 A00, A01, D01, D07 25.8 TN THPT TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 2
12 Ngôn Ngữ Anh Ngôn ngữ Anh 7220201 A01, D01, D07 34.32 TN THPT
13 Hải quan & Logistics 7340201C06 DGNLQGHN 20.2
14 Hải quan & Logistics 7340201C06 A01, D01, D07 34.28 TN THPT
15 Phân tích tài chính 7340201C09 DGNLQGHN 20.5 TN THPT
16 Phân tích tài chính 7340201C09 A01, D01, D07 33.63 TN THPT
17 Tài chính doanh nghiệp 7340201C11 DGNLQGHN 20.45
18 Tài chính doanh nghiệp 7340201C11 A01, D01, D07 33.33 TN THPT
19 Kế toán doanh nghiệp 7340301C21 DGNLQGHN 20.6
20 Kế toán doanh nghiệp 7340301C21 A01, D01, D07 33.85 TN THPT
21 Kiểm toán 7340301C22 DGNLQGHN 20.2
22 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 7340101 DGNLQGHN 20.25
23 Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh 7340101 A00, A01, D01, D07 26.15 TN THPT
24 Kinh tế Kinh tế 7220201 DGNLQGHN 20.25
25 Kinh tế Kinh tế 7220201 A01, D01, D07 25.75 TN THPT

Xem thêm Thông tin tuyển sinhHọc phí tại đây.

 

Đại học từ xa ngành Tài chính – Ngân hàng: Vô vàn lợi ích phía trước

Trong những năm gần đây, lựa chọn theo học đại học từ xa ngành Tài chính – Ngân hàng đã trở thành một quyết định phổ biến, giúp người học nâng cao kiến thức chuyên ngành, chuyên môn liên quan đến hai lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Ngành Tài chính Ngân hàng là một lĩnh vực học thuật và thực tiễn bao hàm các hoạt động liên quan đến việc quản lý tiền tệ, tín dụng, và các tài sản tài chính. Ngành này đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia.

học từ xa ngành tài chính ngân hàng - 1

Thông tin tổng quan về ngành Tài chính – Ngân hàng và chương trình đào tạo từ xa

1. Những nhóm tính cách phù hợp để theo đuổi ngành Tài chính – Ngân hàng

Theo một nghiên cứu từ nhóm CakeResume, những người có tính cách như một chiếc Roll Cake sẽ phù hợp với công việc liên quan đến Tài chính – Ngân hàng. Đây là những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo và luôn cẩn trọng trong công việc, mang lại sự uy tín và tin tưởng cho người khác.

học từ xa ngành tài chính ngân hàng 2

Nguồn: CakeResume

Bên cạnh đó, theo nhóm tính cách MBTI, công việc trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng có thể sẽ phù hợp với những nhóm sau:

Nhóm tính cách Đặc điểm Ưu điểm Công việc phù hợp
ISTJ Cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm, logic và thực tế Khả năng phân tích cao, cẩn trọng trong từng quyết định, làm việc hiệu quả với các quy trình và hệ thống Kế toán, kiểm toán viên, chuyên viên phân tích tài chính
INTJ Có tầm nhìn chiến lược, độc lập, sáng tạo, thích giải quyết vấn đề phức tạp. Khả năng tư duy logic, phân tích dữ liệu hiệu quả, đưa ra quyết định sáng tạo và chiến lược Nhà đầu tư, chuyên viên tư vấn tài chính, quản lý quỹ đầu tư
ENTJ Quyết đoán, tự tin, có khả năng lãnh đạo, thích thuyết phục và truyền cảm hứng Khả năng giao tiếp tốt, lãnh đạo hiệu quả, đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát Quản lý cấp cao, giám đốc tài chính, nhà tư vấn tài chính
ESTJ Hành động, năng động, thực tế, thích tổ chức và quản lý Khả năng quản lý hiệu quả, giao tiếp tốt, làm việc tốt với nhóm và hoàn thành mục tiêu Quản lý chi nhánh ngân hàng, quản lý dự án, chuyên viên kinh doanh
ISTP Thực tế, logic, thích giải quyết vấn đề, độc lập và tự chủ ·       Khả năng phân tích dữ liệu tốt, giải quyết vấn đề hiệu quả, thích học hỏi và trau dồi kỹ năng ·       Chuyên viên phân tích rủi ro, chuyên viên kiểm toán nội bộ, chuyên viên nghiệp vụ ngân hàng

Lưu ý:

Không có nhóm tính cách nào hoàn toàn phù hợp với một công việc cụ thể, do thành công trong công việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và sự nỗ lực của bản thân. Như vậy, việc xác định nhóm tính cách MBTI có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, từ đó lựa chọn hướng đi phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

2. Những đối tượng phù hợp với chương trình học từ xa

Tham gia chương trình đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng từ xa là sự lựa chọn lý tưởng cho những sinh viên ở xa, gia đình không có điều kiện, hoặc những người đã đi làm, bận rộn, mong muốn có bằng đại học để theo đuổi ước mơ và phát triển sự nghiệp trong ngành Tài chính – Ngân hàng.

Thông tin chi tiết về chương trình học từ xa ngành Tài chính – Ngân hàng

1. Các kỹ năng chuyên môn sẽ được rèn luyện

  • Kiến thức về lĩnh vực tài chính (doanh nghiệp, cá nhân, công,…) và ngân hàng
  • Khả năng ứng dụng thực tiễn trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn
  • Có khả năng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, định giá chứng khoán
  • Có khả năng kiểm nghiệm, phân tích các dự án đầu tư, đánh giá tỉ giá ngoại hối
  • Có kỹ năng quản trị và đầu tư tài chính

2. Các chuyên ngành nằm trong ngành Tài chính – Ngân hàng

  • Chuyên ngành Ngân hàng
  • Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
  • Chuyên ngành Tài chính công
  • Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính

3. Đối tượng tuyển sinh

  • Cán bộ, công chức, những người đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, lực lượng vũ trang; Những người đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
  • Người đã có bằng đại học trở lên muốn sở hữu thêm một tấm bằng đại học thứ 2.

4. Hình thức tuyển sinh

  • Xét tuyển theo hồ sơ, văn bẳng, tuyển thằng theo quy định
  • Nhận hồ sơ liên tục trong năm đến khi đủ chỉ tiêu

5. Các trường tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng từ xa

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Tài chính
  • Học viện Ngân Hàng
  • Trường Đại học Mở Hà Nội
  • Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
  • Trường Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Kinh tế TPHCM

>> Xem thêm: Thông tin tuyển sinh hình thức học từ xa Học viện Tài chính

Như vậy, hocdaihoctuxa.net đã giới thiệu về chương trình học từ xa ngành Tài chính – Ngân hàng tới các bạn. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể và giải đáp thắc mắc!

Học Kế toán từ xa – Giải pháp cơ hội việc làm rộng mở

Kế toán là một ngành học không bao giờ lỗi thời và luôn mang lại cơ hội công việc rộng mở. Do đó, chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán cấp bằng Cử nhân được ra đời với mục đích mang lại tri thức chính quy tới những người có nhu cầu theo đuổi ngành hoặc muốn nâng cao trình độ sau Cao đẳng.

Học từ xa ngành Kế toán

Thông tin tổng quan về chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán 

1. Định hướng sau khi hoàn thành chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Kế toán sẽ

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về tài chính, kinh doanh, quản lý kinh tế
  • Có kiến thức chuyên sâu về một chuyên ngành trong ngành Kế toán
  • Tư duy sáng tạo và logic; nghiên cứu độc lập, phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách liên quan đến kế toán
  • Giải quyết các vấn đề liên quan về tài chính, kế toán
  • Có kỹ năng thực hành chuyên môn thành thạo về Kế toán
  • Có tính kỷ luật tốt và tác phong chuyên nghiệp, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
  • Có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc trong nước và quốc tế

2. Cơ hội việc làm ngành Kế toán

Minh chứng từ số liệu của thời gian trước đến năm 2019, tỷ lệ việc làm của ngành Kế toán tăng trưởng khoảng 22% mỗi năm. Và hiện nay trên nước ta có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập, mà trung bình mỗi doanh nghiệp cần từ 2 – 6 kế toán viên. Từ đó có thể thấy cơ hội việc làm của ngành Kế toán vô cùng rộng lớn và đa dạng như:

  • Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính
  • Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế

3. Các trường triển khai chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán

Là một ngành học phổ biến, chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán được sinh viên và các trường Đại học hàng đầu trên cả nước ưa chuộng và triển khai học chính quy lẫn online trên quy mô rộng. Một số trường Đại học tiêu biểu mà các bạn sinh viên có thể tin tưởng lựa chọn như:

  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Trường Đại học Mở Hà Nội
  • Học viện Tài chính
  • Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp
  • Trường Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Yersin Đà Lạt
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing
  • Trường Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Trường Đại học Mở TP.HCM

Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán

1. Các môn học phổ biến trong khung chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán

Khối kiến thức cơ sở ngành (khoảng 10 tín chỉ)

  • Kinh tế vi mô
  • Kinh tế vĩ mô
  • Kinh tế quốc tế

Khối kiến thức ngành (khoảng 10 tín chỉ)

  • Quản trị học
  • Lý thuyết tài chính – tiền tệ
  • Nguyên lý kế toán

Khối kiến thức chuyên ngành (khoảng 40 tín chỉ)

  • Quản trị tài chính doanh nghiệp
  • Phân tích hoạt động kinh doanh
  • Kế toán tài chính
  • Kế toán quản trị
  • Báo cáo tài chính và Khai báo thuế
  • Thuế
  • Quản trị ngân hàng thương mại
  • Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
  • Thị trường tài chính và các định chế tài chính
  • Kế toán ngân hàng
  • Thẩm định dự án đầu tư
  • Tài chính quốc tế
  • Đầu tư tài chính

2. Hình thức học tập chương trình đào tạo từ xa ngành Kế toán

Hình thức học tập không tập trung, lấy tự học là chủ yếu kết hợp với sự hướng dẫn học tập của giảng viên trên hệ thống quản lý học tập. Trong điều kiện bình thường, thi kết thúc học phần được tổ chức tại trường và các trạm đào tạo từ xa. Trong điều kiện đặc biệt, Nhà trường có thể lựa chọn tổ chức thi online kết thúc học phần.

3. Thời gian đào tạo

  • Đối tượng đã có bằng THPT và Trung cấp: 4 năm
  • Đối tượng đã có bằng Cao đẳng thuộc khối kinh tế nhưng khác ngành : 2,5 năm
  • Đối tượng đã có bằng Cao đẳng thuộc khối kinh tế nhưng cùng ngành: 2 năm
  • Đối tượng đã có bằng Đại học cùng hoặc gần khối ngành: 2 năm
  • Đối tượng đã có bằng Đại học khác khối ngành: 2,5 năm

Tùy theo văn bằng xét tuyển đầu vào mà thời gian học của bạn sẽ được miễn giảm tương ứng. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Như vậy, hocdaihoctuxa.net đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản và tương lai cơ hội việc làm trong ngành Kế toán. Nếu đang tìm hiểu và có nhu cầu ứng tuyển vào ngành Kế toán từ xa của các trường đại học, các bạn hãy liên hệ chúng tôi để đội ngũ tư vấn có thể giải đáp thắc mắc của bạn kịp thời!

Học viện Tài chính- Đề án tuyển sinh 2023

Học viện Tài chính (HVTC) là một trường đại học công lập có uy tín và lâu đời tại Việt Nam, được thành lập năm 1959. Trường tọa lạc tại thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của cả nước. HVTC là trường đại học đa ngành, tập trung đào tạo trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn trong các lĩnh vực: Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Luật kinh tế. Sứ mệnh của HVTC là: “Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán và các ngành kinh tế khác; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin; góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. HVTC là một trong những trường đại học có chất lượng đào tạo tốt nhất Việt Nam. Trường có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và uy tín trong ngành, cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhật với thực tiễn. HVTC còn có mối quan hệ hợp tác rộng rãi với các trường đại học, tổ chức quốc tế, tạo điều kiện cho sinh viên được học tập và giao lưu quốc tế. HVTC đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trường đã đào tạo hơn 200.000 cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ cho đất nước. Nhiều cựu sinh viên của HVTC đang giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.

354225623_135684042875008_816552862244530886_n

Tổng quan

  • Tên trường: Học viện Tài chính
  • Tên trường tiếng Anh: Academy of Finance (AOF)
  • Địa chỉ :

+ Trụ sở chính – Cơ sở đào tạo: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng,quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 69 đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 19 ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
+ Cơ sở đào tạo: Số 179 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

  • Mã tuyển sinh: FBU
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@hocvientaichinh.com.vn

Thông tin tuyển sinh của Học viện Tài chính năm 2023

 Thời gian xét tuyển

1. Xét tuyển học bạ:

  • Đợt 1:
    • Nộp hồ sơ: Từ ngày 28/05/2023 đến 17h00 ngày 16/06/2023
    • Công bố kết quả: Ngày 25/06/2023
  • Đợt 2:
    • Nộp hồ sơ: Từ ngày 05/07/2023 đến 17h00 ngày 20/07/2023
    • Công bố kết quả: Ngày 29/07/2023

2. Xét tuyển học sinh giỏi:

  • Nộp hồ sơ: Từ ngày 01/08/2023 đến 17h00 ngày 10/08/2023
  • Công bố kết quả: Ngày 18/08/2023

3. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT:

  • Đợt 1:
    • Nộp hồ sơ: Từ ngày 01/09/2023 đến 17h00 ngày 15/09/2023
    • Công bố kết quả: Ngày 25/09/2023
  • Đợt 2:
    • Nộp hồ sơ: Từ ngày 26/09/2023 đến 17h00 ngày 05/10/2023
    • Công bố kết quả: Ngày 15/10/2023

4. Xét tuyển bổ sung:

  • Thời gian: Theo thông báo của trường

 Đối tượng và phạm vi tuyển sinh của Học viện Tài chính năm 2023

Đối tượng:

  • Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 và các năm trước.
  • Thí sinh có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Thí sinh không vi phạm quy chế thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.

Phạm vi tuyển sinh:

  • Toàn quốc

 Phương thức tuyển sinh

  •  Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT.
  •  Xét tuyển học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập THPT.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
  •  Xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023.

 Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

  • Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông:
    • Khối A00: 27 – 30 điểm
    • Khối D01: 26 – 29 điểm
    • Khối D07: 25 – 28 điểm
  • Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông:
    • Tổ hợp A00: 25 – 28 điểm
    • Tổ hợp D01: 24 – 27 điểm
    • Tổ hợp D07: 23 – 26 điểm

Các ngành đào tạo của Học viện Tài chính 2023

Ngành Chỉ tiêu
Ngôn ngữ Anh 200
Kinh tế 240
Quản trị kinh doanh 240
Tài chính – Ngân hàng 1 560
Tài chính – Ngân hàng 2 490
Tài chính – Ngân hàng 3 310
Kế toán 840
Hệ thống thông tin quản lý 120

Lí do lựa chọn trường

Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

Đội ngũ giảng viên:

Trường Đại học Tài chính có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và uy tín trong ngành, bao gồm:

  • Giáo sư, Tiến sĩ: 55 người
  • Phó Giáo sư, Tiến sĩ: 142 người
  • Tiến sĩ: 240 người
  • Thạc sĩ: 480 người

Hầu hết các giảng viên của trường đều có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đã tham gia biên soạn nhiều giáo trình, sách chuyên ngành và có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín.

Cơ sở vật chất:

Trường Đại học Tài chính có cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, bao gồm:

  • Hệ thống phòng học: 100 phòng học hiện đại, được trang bị máy chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh…
  • Thư viện: Thư viện có diện tích hơn 10.000m2, với hơn 1 triệu bản sách và tài liệu khoa học.
  • Phòng thí nghiệm: 50 phòng thí nghiệm hiện đại, được trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
  • Ký túc xá: Ký túc xá có sức chứa hơn 5.000 sinh viên, với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt.
  • Sân vận động: Sân vận động có diện tích hơn 10.000m2, phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao của sinh viên.

Cơ hội việc làm khi ra trường

Sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tài chính có nhiều cơ hội việc làm tốt trong các lĩnh vực sau:

  • Ngân hàng: Ngân hàng là một trong những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất đối với sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tài chính. Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: Chuyên viên tín dụng, chuyên viên giao dịch, chuyên viên tư vấn tài chính…
  • Chứng khoán: Ngành chứng khoán cũng là một lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tài chính. Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: Chuyên viên phân tích, chuyên viên môi giới, chuyên viên tư vấn đầu tư…
  • Bảo hiểm: Ngành bảo hiểm cũng là một lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tài chính. Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: Chuyên viên tư vấn bảo hiểm, chuyên viên kinh doanh bảo hiểm…
  • Doanh nghiệp: Doanh nghiệp cũng là một lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tài chính. Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: Chuyên viên kế toán, chuyên viên tài chính, chuyên viên kiểm toán nội bộ…
  • Cơ quan nhà nước: Cơ quan nhà nước cũng là một lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tài chính. Sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như: Cán bộ ngân sách, cán bộ thuế, cán bộ kiểm toán…

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại trường

1. Học phí:

  • Miễn giảm học phí:
    • Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được xét miễn giảm học phí theo quy định của nhà nước và của trường.
    • Sinh viên đạt thành tích cao trong học tập được xét miễn giảm học phí theo quy định của nhà trường.
  • Học bổng:
    • Trường có nhiều loại học bổng dành cho sinh viên đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao…
    • Sinh viên có thể tham gia xét học bổng của các tổ chức, doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tài chính:
    • Sinh viên có thể vay vốn tín dụng ưu đãi để đóng học phí theo quy định của nhà nước.
    • Trường có các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

2. Ký túc xá:

  • Sinh viên được ưu tiên ở ký túc xá của trường.
  • Ký túc xá có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, an ninh đảm bảo.
  • Mức giá ký túc xá hợp lý.

3. Y tế:

  • Sinh viên được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.
  • Trường có phòng khám đa khoa phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của sinh viên.
  • Sinh viên được hưởng các chế độ ưu đãi khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương.

4. Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao:

  • Sinh viên được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao do nhà trường tổ chức.
  • Trường có nhiều câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao để sinh viên tham gia.
  • Sinh viên được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao do các tổ chức, doanh nghiệp tổ chức.

5. Việc làm:

  • Trường có trung tâm giới thiệu việc làm giúp sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Trường thường xuyên tổ chức các hội chợ việc làm để sinh viên gặp gỡ với các nhà tuyển dụng.
  • Sinh viên được hưởng các chế độ ưu đãi khi thực tập tại các doanh nghiệp.

Xem thêm Điểm chuẩnHọc phí tại đây.

 

Văn bằng 2 Học viện Tài chính – Nâng cao kiến thức chuyên ngành

Văn bằng 2 Học viện Tài chính là hình thức đào tạo chuyên ngành thứ hai dành cho các đối tượng có nhu cầu và đang hoặc đã hoàn thành chương trình thứ nhất tại cả Học viện Tài chính lẫn các trường Đại học khác. Hiện nay có rất nhiều trường Đại học cung cấp chương trình đào tạo này, trong đó các bạn có thể tham khảo chương trình văn bằng 2 của Học viện Tài chính với chất lượng đào tạo rất tốt.

Văn bằng 2 Học viện Tài chính

Tổng quan về chương trình Văn bằng 2 Học viện Tài chính

1. Những lợi ích của chương trình Văn bằng 2 Học viện Tài chính

Học văn bằng 2 tại Học viện Tài chính mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân trong việc phát triển sự nghiệp và mở rộng kiến thức chuyên môn. Dưới đây là một số lợi ích khi đi học văn bằng 2:

  • Kiến thức chuyên sâu: Học văn bằng 2 cho phép tiếp cận với kiến thức chuyên sâu và chi tiết hơn trong lĩnh vực chuyên môn. Bằng cách nghiên cứu các khía cạnh phức tạp và các môn học chuyên ngành kế toán, kế toán doanh nghiệp, người học sẽ trở nên thành thạo hơn trong lĩnh vực đó và có thể áp dụng kiến thức này vào công việc thực tế.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn: Với văn bằng 2 Kế toán hoặc Kế toán doanh nghiệp, người học sẽ có lợi thế trong việc tìm kiếm việc làm và xây dựng sự nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn và có khả năng làm việc ở vị trí cao hơn.
  • Mở rộng mạng lưới và kết nối: Trong quá trình học văn bằng 2, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ và kết nối với các chuyên gia và đồng nghiệp trong lĩnh vực Kế toán và Kế toán doanh nghiệp. Mạng lưới này có thể mang lại lợi ích lớn về việc trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và tạo ra cơ hội hợp tác trong tương lai.

 2. Chương trình đào tạo văn bằng 2 Học viện Tài chính

Bên cạnh các môn kiến thức giáo dục đại cương, các học phần GDQP và GDTC, khối kiến thức trong chương trình đào tạo văn bằng 2 của Học viện Tài chính sẽ được chia thành: kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành, kiến thức bổ trợ và thực tập tốt nghiệp. Mỗi khối kiến thức được chia thành phần bắt buộc và tự chọn.

Khối kiến thức chuyên ngành quan trọng chiếm 14 tín chỉ, bao gồm các môn như sau:

  • Kế toán tài chính: Môn học này tập trung vào việc nắm vững kiến thức và kỹ năng về kế toán tài chính, bao gồm các phương pháp và nguyên tắc kế toán, báo cáo tài chính, phân tích chỉ số tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
  • Kế toán quản trị: Môn học này giúp sinh viên hiểu và áp dụng các phương pháp kế toán trong quản lý doanh nghiệp, bao gồm quản lý chi phí, quản lý nguồn lực tài chính và đánh giá hiệu suất kinh doanh.
  • Hệ thống thông tin kế toán: Hiểu về cấu trúc và chức năng của hệ thống thông tin kế toán trong một tổ chức, bao gồm các thành phần như cơ sở dữ liệu kế toán, phần mềm kế toán, quy trình kế toán và báo cáo tài chính.

Khối kiến thức bổ trợ chiếm 19 tín chỉ, bao gồm 11 tín bắt buộc và 8 tín tự chọn:

  • Marketing căn bản: Cung cấp kiến thức cơ bản về các nguyên lý, khái niệm và phương pháp cơ bản của Marketing. Môn học này giúp sinh viên hiểu về quá trình tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
  • Tài chính doanh nghiệp: Tập trung vào việc hiểu và áp dụng các nguyên tắc tài chính để quản lý tài sản và nguồn vốn của một doanh nghiệp. Môn học này giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và ra quyết định tài chính thông minh.
  • Kiểm toán: Cung cấp kiến thức và phương pháp áp dụng các phương pháp kiểm toán, bao gồm việc xác định rủi ro, phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra sự tuân thủ các quy định kế toán và thuế, và đánh giá tính đúng đắn của báo cáo tài chính.

Ngoài ra, học phần thực tập tốt nghiệp cũng sẽ chiếm tới 10 trong tổng số 129 tín chỉ. Chi tiết về khung chương trình đào tạo, học viên có thể tham khảo trên các thông báo được Học viện Tài chính đăng tải.

3

Thông tin tuyển sinh văn bằng 2 Học viện Tài chính

1. Chỉ tiêu tuyển sinh và ngành đào tạo

  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 40
TT Ngành/chuyên ngành tuyển sinh Chỉ tiêu Ghi chú
1 Kế toán/Kế toán doanh nghiệp 40
Tổng chỉ tiêu 40
  • Hình thức đào tạo: Chính quy

2. Điều kiện hồ sơ xét tuyển và thời gian đào tạo:

Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy thuộc tất cả các ngành:

  • Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy thuộc nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; ngành Quản trị kinh doanh,` Kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Hệ thống thông tin quản lý sẽ học theo chương trình đào tạo có thời hạn tối thiểu 2,0 năm.
  • Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy các ngành còn lại sẽ học theo chương trình đào tạo có thời hạn tối thiểu 2,5 năm.
  • Thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy của các trường nước ngoài thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh thuộc diện này cũng học theo chương trình đào tạo tương ứng như trên.

3. Phương thức xét tuyển

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc đại học: Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của ngành xét tuyển; điểm xét tuyển là điểm trung bình chung tích lũy ở bậc đại học.

4. Bằng tốt nghiệp

Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học chính quy trúng tuyển, được đào tạo và đã tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đ­ược cấp bằng cử nhân kinh tế. Hình thức đào tạo chính quy được ghi trên Phụ lục văn bằng.

5. Hồ sơ xét tuyển

  • Phiếu đăng ký xét tuyển: Kê khai theo mẫu của Học viện (nơi sinh khai theo nơi cấp giấy khai sinh) nếu đăng ký trực tiếpKê khai trên website nếu đăng ký trực tuyến;
  • Bằng tốt nghiệp đại học: 02 bản photo chứng thực, khi trúng tuyển Học viện sẽ kiểm tra bằng chính nếu đăng ký trực tiếp. File scan nếu đăng ký trực tuyến;
  • Bảng điểm toàn khoá bậc đại học: 02 bản photo chứng thực nếu đăng ký trực tiếp. File scan nếu đăng ký trực tuyến;
  • Giấy khai sinh: 02 bản sao hoặc photo chứng thực. File scan nếu đăng ký trực tuyến.

6. Thời gian và hình thức đăng ký xét tuyển

Thời gian đăng ký xét tuyển: Từ ngày 30/10/2023 đến ngày 22/11/2023

Đăng ký trực tuyến: Kê khai Phiếu đăng ký xét tuyển trên website trường, đính kèm file hồ sơ còn lại theo hướng dẫn, nộp lệ phí xét tuyển qua tài khoản:

  • Học viện Tài chính
  • Số tài khoản: 11810008236666
  • Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bắc Hà [ghi rõ: Số CCCD (dấu cách) Họ và tên (dấu cách) LPXT VB2 25].

Đăng ký trực tiếp: Hồ sơ xét tuyển nộp tại Ban Quản lý đào tạophòng 108, Nhà Hiệu bộ, Học viện Tài chính, Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; nộp lệ phí qua tài khoản trên.

7. Lệ phí hồ sơ và học phí:

  • Lệ phí hồ sơ xét tuyển: 100.000đ/hồ sơ.
  • Học phí: dao động trong mức 300.000-400.000VNĐ/tín chỉ, tùy vào từng khóa và chuyên ngành đào tạo.

8. Hình thức tổ chức đào tạo:

  • Hình thức tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
  • Thời gian học (ca 3) vào tối các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

 

Học từ xa Học viện Tài chính – Giải pháp học Đại học Online tại nhà

Học từ xa tại Học viện Tài chính hiện đang là giải phép học Đại học Online hữu hiệu. Chương trình đào tạo từ xa đại học Học viện Tài Chính luôn có đội ngũ giảng viên hàng đầu. Đây đều là những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao đã được đào tạo bài bản. Do đó, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin, kiến thức cũng như các kỹ năng sau khi ra trường. 

1

Tổng quan về chương trình học từ xa tại Học viện Tài chính

Những đối tượng phù hợp với chương trình E-Learning tại Học viện Tài chính

Người đang đi làm: Chương trình đào tạo trực tuyến từ xa E-Learning đã và đang là lựa chọn tối ưu dành cho đối tượng này do họ có công việc bận rộn và quỹ thời gian hạn hẹp.

Sinh viên muốn có thêm bằng cử nhân: Giải pháp học trực tuyến từ xa đang giải quyết rất tốt nhu cầu học song ngành, song bằng hiện nay của các sinh viên đại học.

Các đối tượng ở xa: Đối với những trường hợp này họ cũng thường lựa chọn phương án học đại học hệ đào tạo từ xa. Hình thức này phù hợp với những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, điều kiện kinh tế, người khuyết tập hoặc có khoảng cách địa lý xa xôi…

Lợi ích từ chương trình E-Learning Học viện Tài chính

Đội ngũ giảng viên hàng đầu: Đây đều là những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao đã được đào tạo bài bản. Do đó, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin, kiến thức cũng như các kỹ năng sau khi ra trường.

Hình thức học hiện đại: Các bạn sinh viên sẽ được học trên nền tảng E-Learning. Do đó, học viên có thể học và nghe bài giảng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi khung giờ. Không chỉ vậy, bạn còn có thể mở nghe đi nghe lại khi chưa hiểu nội dung hoặc có việc bận không tham gia được buổi học.

Địa điểm thi linh hoạt, thuận lợi: Học viên của trường Học viện Tài Chính sẽ được đăng ký thi tại những địa điểm mà nhà trường đã liên kết. Điều này giúp tất cả các bạn có thể tham gia được kỳ thi và tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian tối đa.

Môi trường học tập của trường năng động, linh hoạt, hệ thống phản hồi câu hỏi của nhà trường luôn trả lời các bạn nhanh chóng, chi tiết giúp bạn giải đáp được mọi băn khoăn thắc mắc.

Bằng đào tạo đại học từ xa có giá trị tương đương bằng học chính quy: Sau khi hoàn thành chương trình, người học sẽ nhận được tấm bằng cử nhân do Nhà trường cấp và được Bộ GD-ĐT công nhận. Đặc biệt bằng sẽ không ghi hình thức đào tạo, do đó người học hoàn toàn có thể dễ dàng hơn trong khi đi xin việc, xét nâng bậc lương và thi công chức theo đúng quy định của nhà nước.

Thông báo tuyển sinh chương trình học từ xa Học viện Tài chính năm 2023 

3

1. Đối tượng

  • Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), cao đẳng chính quy, đại học chính quy của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương
  • Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật
  • Phạm vi tuyển sinh: trong cả nước

2.  Ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh

TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Chỉ tiêu

1

Kế toán

7340301

250

2

Quản trị kinh doanh

7340101

150

Tổng cộng

400

3. Thời gian đào tạo

Nơi đã tốt nghiệp trước đây Thời gian đào tạo tại HVTC
THPT hoặc trình độ trung cấp 4 năm
Cao đẳng chính quy 2 năm
Cao đằng chính quy thuộc nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm, Kế toán – Kiểm toán, Kinh doanh, Quản trị – Quản lý, Kinh tế học 2,5 năm
Đại học chính quy thuộc nhóm ngành Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm; Kế toán – Kiểm toán; Kinh doanh; Quản trị – Quản lý; Kinh tế học 2 năm
Đại học chính quy các ngành còn lại 2,5 năm

Lưu ý:

  • Người học có thể học vượt để rút ngắn thời gian học tập theo quy định đào tạo hệ thống tín chỉ.
  • Văn bằng nước ngoài phải được công nhận theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thí sinh thuộc diện này cũng học theo chương trình đào tạo tương ứng như trên.

4. Phương thức xét tuyển (không thi tuyển)

a. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT:

Đối tượng được xét tuyển thẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành.

b. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở các bậc học trước hoặc bậc học tương đương.

b.1. Đối tượng có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học

  • Điểm xét tuyển là điểm trung bình chung tích lũy ở bậc cao đẳng, đại học cộng với điểm ưu tiên đối tượng (nếu có) theo quy chế tuyển sinh hiện hành.
  • Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân, xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành xét tuyển.

b.2. Đối tượng có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

– Xét tuyển căn cứ vào kết quả học tập bậc THPT.

– Tổ hợp môn xét tuyển:

  • Tổ hợp môn xét tuyển A00 gồm các môn Toán, Vật lý, Hóa học;
  • Tổ hợp môn xét tuyển A01 gồm các môn Toán, Vật lý, Tiếng Anh;
  • Tổ hợp môn xét tuyển D01 gồm các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

– Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn năm lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên đối tượng (nếu có) theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

– Nguyên tắc xét tuyển:

  • Điểm xét tuyển của các tổ hợp xét tuyển khác nhau do thí sinh đăng ký có giá trị như nhau và được lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu của ngành xét tuyển.
  • Điểm xét tuyển lấy đến 2 chữ số thập phân.

5. Hình thức học tập và văn bằng tốt nghiệp 

Hình thức học tập không tập trung, giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học thông qua hệ thống quản lý học tập. Hình thức thi được tổ chức linh hoạt tùy theo tình hình thực tế. Chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ.

Thí sinh trúng tuyển được đào tạo và đã tích luỹ đủ số tín chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được cấp bằng cử nhân kinh tế.

Bằng tốt nghiệp không phân biệt hình thức đào tạo từ xa với các hình thức đào tạo khác.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp được phép đăng ký thi hoặc xét tuyển để học ở các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ.

6. Hồ sơ xét tuyển

Thí sinh hoàn thiện hồ sơ theo mẫu đính kèm và nộp về Văn phòng tuyển sinh hoặc trực tiếp cho cán bộ tư vấn tuyển sinh 02 bộ (không cần vỏ hồ sơ), mỗi bộ gồm có:

  • Phiếu đăng ký tham gia học tập theo mẫu của Học viện Tài chính
  • Sơ yếu lý lịch theo mẫu của Học viện Tài chính được điền đầy đủ thông tin, dán ảnh và có dấu xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang công tác;
  • Bản sao công chứng văn bằng cao nhất (THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học);
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh, CCCD hoặc Chứng minh thư;
  • 02 Ảnh 3×4, mặt sau ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh (không kể ảnh dán trên Sơ yếu lý lịch)
  • 02 bảng điểm hoặc học bạ THPT có chứng thực

7. Địa chỉ nộp hồ sơ

a. Ban điều hành chương trình đào tạo từ xa – Học viện Tài chính

Phòng 104- Nhà hiệu bộ, số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

b. Văn phòng tuyển sinh Học viện Tài chính tại Cầu Giấy.

Địa chỉ: Số 116 Trần Vỹ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

c. Thí sinh hoàn thiện hồ sơ chuyển phát nhanh về địa chỉ:

Ban điều hành chương trình đào tạo từ xa, Phòng 104- Nhà hiệu bộ, Học viện Tài chính.

Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

8. Lệ phí xét tuyển

  • Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng/hồ sơ (Lệ phí không hoàn lại)
  • Học phí: 460.000 (đồng/tín chỉ)

Lệ phí nộp kèm hồ sơ hoặc chuyển khoản về tài khoản Học viện theo thông tin sau:

+ Tên tài khoản: Học viện Tài chính

+ Số TK: 2066.366.366 tại Ngân hàng TMCP Vietcombank, CN Thăng Long.

+ Nội dung CK: Họ tên_Ngày tháng năm sinh_Lệ phí xét tuyển ĐTTX

9. Thời gian tuyển sinh

  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ: đến hết 30/06/2023
  • Thời gian xét tuyển: 11/07/2023
  • Thời gian khai giảng dự kiến: 16/07/2023

Liên thông Học viện Tài chính – Cánh cửa rộng mở cho người bận rộn

Liên thông Học viện Tài chính là chương trình đào tạo liên thông đại học chính quy đối với đối tượng tốt nghiệp cao đẳng trở lên, hoặc chương trình đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học loại hình vừa làm vừa học. Các đợt tuyển sinh này thường được tổ chức 2 lần một năm. 

Trong quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Tài chính đã đóng góp nguồn nhân lực đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ở các lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán và trở thành địa chỉ tin cậy trong việc “Thu hút nhân tài – Bồi dưỡng nhân tâm – Hoàn thiện nhân cách – Phát triển nhân lực”. Đến nay, Học viện Tài chính trở thành cơ sở giáo dục đào tạo đa ngành, đa phương thức theo định hướng nghiên cứu, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và đất nước.

Liên thông AOF

Đối tượng, điều kiện tuyển sinh

– Thí sinh có bằng tốt nghiệp cao đẳng chính quy thuộc khối ngành kinh tế; có bằng tốt nghiệp cao đẳng “cử nhân thực hành” chính quy có ngành đào tạo đúng với ngành đào tạo Học viện thông báo tuyển sinh sau khi trúng tuyển sẽ học theo chương trình đào tạo có thời hạn tối thiểu 2 năm.
– Thí sinh có bằng tốt nghiệp cao đẳng “cử nhân thực hành” chính quy thuộc khối ngành kinh tế, nhưng không đúng với ngành đào tạo mà Học viện thông báo tuyển sinh, sau khi trúng tuyển sẽ học theo chương trình đào tạo có thời gian tối thiểu 2,5 năm.
– Thí sinh có bằng tốt nghiệp cao đẳng loại hình đào tạo chính quy của các trường nước ngoài, trường nước ngoài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì văn bằng phải được công nhận theo quy định của Bộ GDĐT.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh nhiều đợt trong năm, bằng phương thức xét tuyển hoặc thi tuyển, tuyển sinh trong cả nước

Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển hoặc thi tuyển. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở bậc cao đẳng, điểm xét tuyển là điểm trung bình chung tích lũy ở bậc cao đẳng, xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết số lượng theo chỉ tiêu của ngành xét tuyển.

Chỉ tiêu tuyển sinh

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Học viện quy định cụ thể mức điểm nhận hồ sơ, điểm trúng tuyển để đảm bảo chất lượng đầu vào.
Thời gian; điều kiện nhận hồ sơ dự tuyển; hình thức nhận hồ sơ dự tuyển
– Hồ sơ dự tuyển theo mẫu quy định phát hành của Học viện Tài chính.
– Thời gian, địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính từ tháng 3/2023, thông tin chi tiết theo thông báo của Học viện.

Liên thông AOF.2

Lệ phí xét tuyển

Theo quy định hiện hành và quy định của Học viện Tài chính.
Học phí dự kiến với sinh viên; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm
Mức học phí không quá 1,5 lần so với hệ Đại học chính quy chương trình chuẩn. Học phí có thể được điều chỉnh khi có quy định mới của Nhà nước và quy chế của Học viện, nhưng mức thay đổi hàng năm không quá 10% so với năm học trước.

Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ liên thông Học viện Tài Chính

  • Hồ sơ và thủ tục đăng ký dự thi:
  • Phiếu đăng ký có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương trực tiếp quản lý.
  • Bản sao bằng tốt nghiệp Cao Đẳng (có công chứng).
  • Bản sao kết quả học tập (có công chứng).
  • Học bạ THPT (công chứng), bằng tốt nghiệp THPT (công chứng).
  • CMND công chứng Bản sao giấy khai sinh.
  • 4 ảnh 4×6 (cùng kiểu chụp và ghi rõ họ tên sau ảnh) trong đó 2 ảnh dán vào hồ sơ có đóng dấu giáp lai của cơ quan xác nhận.
  • 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên và địa chỉ của người nhận.

Địa chỉ và thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh

Thời gian : trong giờ hành chính từ ngày 15/5/2023 đến 15/7/2023

Địa chỉ nhận hồ sơ: Khoa Tại chức, Phòng 115, nhà Hiệu bộ, Học viện Tài chính, số 58 Lê Văn Hiến, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.