Sinh viên nhập học vào năm học tới tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có tin vui khi trường này dự kiến không thay đổi học phí. Điều này đưa Đại học Xây dựng Hà Nội vào trong danh sách hiếm hoi của trường đại học không tăng học phí trong suốt 3 năm liên tiếp. Trường Đại học Xây dựng duy trì mức học phí năm 2023, học phí chính quy 11,7 triệu đồng/năm; học phí hệ vừa học vừa làm 20,7 triệu đồng/năm.
Tổng quan
- Tên trường: Đại học Xây dựng
- Tên tiếng Anh: National University of Civil Engineering
- Mã trường: XDA
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học – Văn bằng 2 – Liên thông – Tại chức
- Địa chỉ: 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- SĐT: 086 907 1382
Học phí Đại học Xây dựng năm 2023 – 2024
Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy nhập học năm 2023: Dự kiến học phí theo quy định ở thời điểm hiện tại là 11.700.000 đồng/năm học/sinh viên. Nhà trường sẽ điều chỉnh mức học phí khi có quy định mới của Nhà nước.
Đối với chương trình đào tạo Liên kết quốc tế với Đại học Mississippi – Hoa Kỳ, giai đoạn I (2 năm) học tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, học phí 60.000.000 đồng/năm; giai đoạn II (2 năm) học tại Đại học Mississippi (Hoa Kỳ), học phí theo quy định của Đại học Mississippi (khoảng 20.000USD/năm, đã trừ 6.000USD/năm theo thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐHXDHN với Đại học Mississippi). Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được nhận bằng của Đại học Mississippi.
Học phí Đại học Xây dựng năm 2022 – 2023
Dựa theo mức học phí của các năm trước, năm 2022 trường đại học Xây dựng Hà Nội sẽ có mức thu từ 214.500 VNĐ – 535.700 VNĐ/tín chỉ và từ 2.574.000 – 2.816.000 VNĐ/tháng đối với các lớp giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Mức thu dự kiến này tương đương tăng 10% so với năm 2021, đúng theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT
Học phí Đại học Xây dựng năm 2021 – 2022
Học phí tại Trường Đại học Xây dựng được thu và quản lý theo Điều 5 khoản 2 của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Các lớp đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Mức học phí tính theo tín chỉ (TC):
- Hệ chính quy tập trung: 325.000 đồng/TC- Khoảng 12 triệu đồng/năm
- Hệ bằng hai, song bằng: 487.500 đồng/TC
2. Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp (P.F.I.E.V) tính theo đơn vị học trình (ĐVHT): 195.000 đồng/ĐVHT
3. Các lớp Anh ngữ, Pháp ngữ:
- Đối với các lớp XE, CDE, MNE, KTE, XF: 2.340.000 đồng/tháng
- Đối với các lớp Kiến trúc Anh ngữ, Pháp ngữ (KDE, KDF): 2.560.000 đồng/tháng
4. Các chương trình đào tạo theo CDIO:
- Các chương trình đào tạo có thời gian thiết kế 4,5 năm: 353.000 đồng/TC
- Các chương trình đào tạo có thời gian thiết kế 5 năm: 368.500 đồng/TC
Chính sách hỗ trợ học phí
– Đối tượng được miễn học phí
- Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
a) Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
b) Con của liệt sỹ;
c) Con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
e) Con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh;
f) Con của bệnh binh;
g) Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
- Sinh viên khuyết tật.
- Sinh viên từ 16 đến 22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang học đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ.
- Sinh viên hệ cử tuyển.
- Sinh viên dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người (Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lụ, Pà Thẻn, La Hủ) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
- Sinh viên thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
- Đối tượng được giảm học phí
- Đối tượng được giảm 70% học phí: Sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền .
- Đối tượng được giảm 50% học phí: Sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập
Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước hiện đang học đại học hệ chính
Mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng. Thời gian được hưởng hỗ trợ 12 tháng/năm cho năm học có thời gian học đủ 9 tháng trở lên; trường hợp năm học không đủ 9 tháng thì được hưởng theo thời gian học thực tế.
Quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Đại học Xây dựng
- Học bổng: Trường Đại học Xây dựng có nhiều chương trình học bổng dành cho sinh viên, bao gồm học bổng khuyến khích học tập, học bổng tài năng, học bổng quốc gia,…
- Ký túc xá: Trường Đại học Xây dựng có hệ thống ký túc xá hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của sinh viên.
- Hoạt động ngoại khóa: Trường Đại học Xây dựng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giao lưu quốc tế, giúp sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và tư duy.
Xem thêm Thông tin tuyển sinh Đại học Xây dựng và Điểm chuẩn Đại học Xây dựng tại đây.
Bình luận của bạn:
Nếu bạn có thắc mắc, ý kiến đóng góp của bạn xung quanh vấn đề này. Vui lòng điền thông tin theo mẫu dưới đây rồi nhấn nút GỬI BÌNH LUẬN. Mọi ý kiến của bạn đều được HocDaiHocTuXa.net đón đợi và quan tâm.
Cảm ơn các bạn!